Zalo
0908666380
Call
0908666380
« Quay lại

Hủ tiếu ngon nhờ sản xuất sạch

Khách Hàng

 Hủ tiếu là món ăn ưa chuộng ở Nam Bộ ra đời từ sự giao thoa văn hóa ẩm thực của ba dân tộc Kinh, Hoa và Khơme. Ngoài nước lèo thì sợi hủ tiếu là thành phần quan trọng nhất làm nên món ăn đặc sắc.

Hủ tiếu là món ăn ưa chuộng ở Nam Bộ ra đời từ sự giao thoa văn hóa ẩm thực của ba dân tộc Kinh, Hoa và Khơme. Ngoài nước lèo phải ngon ra thì sợi hủ tiếu là thành phần quan trọng nhất làm nên món ăn ngon và  đặc sắc. Nếu hủ tiếu Nam Vang thường có sợi trong và dai, hủ tiếu Sa Đéc sợi nhỏ mịn thì hủ tiếu Mỹ Tho lại có sợi to màu trắng đục.

Trước khi chưa có may lam mi soi, hủ tiếu thì các bước làm hủ tiểu truyền thống thường được làm thủ công, tốn nhiều công lao động nhưng sản phẩm không đẹp, chất lượng kém ổn định và năng suất thấp. Chưa kể, công đoạn sấy khô chủ yếu bằng phơi nắng, phụ thuộc nhiều vào thời tiết và mất vệ sinh. Việc sử dụng các dây chuyền sản xuất máy hủ tiếu tự động quy mô vừa và nhỏ gần đã giúp tăng năng suất, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở làm bánh hủ tiếu.

     Hợp tác xã chế biến hủ tiếu của ông Trương Văn Thuận tại ấp Hội Gia, xã Mỹ Phong, Mỹ Tho hiện có khoảng 10 cơ sở sản xuất hủ tiếu bằng máy móc. Đây là kết quả ứng dụng trong thực tế của đề tài “Nghiên cứu công nghệ và hệ thống thiết bị chế biến hủ tiếu quy mô vừa và nhỏ có công suất 1 tấn/ngày” do Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM kết hợp với Sở Công thương Tiền Giang thực hiện từ năm 2006. Chủ nhiệm đề tài là ông Nguyễn Văn Công - PGĐ Sở Công nghiệp tỉnh Tiền Giang và PGS.TS. Nguyễn Hay - Trường Đại học Nông lâm TP.HCM.

 

     Hủ tiếu được sản xuất trên dây chuyền khép kín sử dụng 4 loại máy gồm máy tráng bánh, máy sấy, máy xay và máy cắt sợi nên không phụ thuộc vào thời tiết và rất vệ sinh. Sợi hủ tiếu thành hình qua các bước: Ngâm-vo gạo (trong bể) - Xay (máy) - Lắng, lọc bể - Định lượng - Thêm phụ gia - Tráng bánh - Sấy (máy) - Ủ, làm nguội - Cắt sợi (máy).

     Việc cơ giới hóa các công đoạn thủ công giúp năng suất hủ tiếu tăng gấp đôi, đạt 600 kg bánh/ngày với chất lượng sản phẩm ổn định, đẹp mắt. Bên cạnh đó, chi phí nhân công, chất đốt, hao hụt đều giảm nên giá thành sản phẩm cũng giảm hơn 35%. Ước tính, toàn bộ dây chuyền trị giá khoảng 200 triệu đồng (máy sấy 120 triệu đồng, máy tráng 75 triệu đồng). Ngoài ứng dụng tại các làng nghề, quy trình còn được Công ty TNHH Thuận Phong tại Khu Công nghiệp Mỹ Tho áp dụng để sản xuất hủ tiếu xuất khẩu trên quy mô công nghiệp.

     Tháng 3/ 2014, hủ tiếu Mỹ Tho đã được Tổ chức Kỷ lục châu Á chứng nhận món ăn đạt giá trị ẩm thực châu Á với sợi bánh trứ danh “thơm, dai, không chua, không mặn”. Đây là cơ hội để ẩm thực Việt Nam chinh phục thị trường nước ngoài, đồng nghĩa với việc càng phải tích cực hiện đại hóa các làng nghề hủ tiếu.

 


Dây chuyền sản xuất hủ tiếu tại làng nghề Mỹ Tho. Ảnh: An Thạnh (Thế giới tiếp thị)

 

Nâng giá trị hạt gạo bằng công nghệ

     Không chỉ các nhà khoa học mong muốn góp phần hiện đại hóa các ngành nghề truyền thống, mà các cơ sở sản xuất càng mong sớm tiếp cận công nghệ phù hợp để tự động hóa sản xuất; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm; tăng năng suất, hạ giá thành để chế biến nông sản thành sản phẩm nhiều giá trị gia tăng, phục vụ tiêu dùng cũng như để xuất khẩu; mở rộng thị trường cho nông sản Việt và tạo công ăn việc làm cho người nông dân.

Cơ sở diệp ký chuyên cung cấp các máy: máy làm bò khô, may lam mut keo, máy làm bánh trung thu.........vvv

Tin nổi bật

1
1
1
Hình 7
Hình 6
Hình 5
Hình 4
Hình 3
Hình 2
Hình 1